4 tháng 12, 2012

Vài khái niệm giáo huấn về giáo lý


  ĐƯỚNG HƯỚNG GIÁO LÝ TRONG GIÁO HỘI
     

Những ai quan tâm tới Loan Báo Tin Mừng (LBTM) đều nhận thấy tầm quan trọng của việc dạy giáo lý. Nhưng nhiều khi họ chưa có một khái niệm rõ ràng về giáo lý.


1.      Giáo lý là gì ?
Giáo lý là … giáo huấn những đạo lý, giáo lý = dạy những lý lẽ trong đạo (?).
Giáo lý dịch từ chữ Hy Lạp κατηχεĩν (katêkhêin) (catéchèse, catechesis ), trong đó có động từ κατηχω (catêkhô), với gốc là ηχω = (écho) tiếng vang. Ý nghĩa ban đầu của giáo lý là làm vang lên, lớn tiếng loan báo (nghĩa rộng).


Giáo lý - nói theo kiểu thần học mục vụ (để không ai hiểu gì!?) -  là những nguyên lý của đức tin, đặt nền tảng trên Kinh Thánh, trên lời rao giảng của đức Giêsu và Truyến Thống trong Giáo Hội. Giáo lý không thể tách rời các nghi thức phụng vụ.

3 tháng 12, 2012

Tông Đồ Giáo Dân

Sắc lệnh Tông Đồ Giáo Dân (Xin nhấp chuột vào đây)

ĐGH nhắc sự kiện thiếu hiểu biết giáo lý ở Pháp

Ðức Thánh Cha kêu gọi loại trừ sự dốt nát về giáo lý ở Pháp
Vatican (SD 30-11-2012) - Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 kêu gọi mọi thành phần Giáo Hội tăng cường nỗ lực bài trừ nạn dốt nát về giáo lý.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 30 tháng 11 năm 2012 dành cho 37 Giám Mục thuộc các giáo tỉnh miền nam và đông nam nước Pháp. Ðây là đoàn thứ 3 và cũng là đoàn cuối cùng thuộc Hội Ðồng Giám Mục Pháp về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Ðồ và thăm Tòa Thánh trong thời gian qua.
Ðức Thánh Cha nói: "Một trong những vấn đề trầm trọng nhất của thời nay là sự dốt nát tôn giáo nơi nhiều người, kể cả các tín hữu Công Giáo" (Christifideles laici, Ch. 5)... Vì thế, Giáo Hội yêu cầu mọi tín hữu Kitô hãy nêu lý do tại sao mình hy vọng (1 Pr 3,15) với ý thức rằng một trong những chướng ngại kinh khủng nhất cản trở sứ vụ mục vụ của chúng ta là sự dốt nát về nội dung đức tin. Trong thực tế đây là một sự dốt nát về hai mặt: một là không biết về Ðức Giêsu Kitô và hai là không biết về giáo huấn cao cả của Chúa, về giá trị phổ quát và trường tồn của các giáo huấn ấy trong việc tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và hạnh phúc. Ngoài ra, sự dốt nát này làm cho các thế hệ trẻ không có khả năng hiểu biết lịch sử và không cảm thấy mình là người thừa kế truyền thống đã hình thành đời sống, xã hội, nghệ thuật và nền văn hóa Âu Châu".
Trong bối cảnh trên đây, Ðức Thánh Cha đề cao các sáng kiến trong Năm Ðức Tin giúp các tín hữu tái khám phá và canh tân chứng tá đức tin. Ngài cũng nói rằng "Công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng sẽ hiệu nghiệm nếu làm cho các cộng đoàn và giáo xứ dấn thân sâu rộng hơn".
Trong bài huấn dụ, Ðức Thánh Cha khích lệ các Giám Mục Pháp tăng cường việc mục vụ ơn gọi. Ngài nói: "Giáo Hội tại Âu Châu và Pháp không thể dửng dưng trước sự giảm sút ơn gọi và các cuộc truyền chức Linh Mục.. Ðiều cấp thiết là động viên mọi năng lực sẵn có để người trẻ có thể nghe tiếng Chúa. Chúa gọi ai và vào lúc Chúa muốn. Nhưng các gia đình Công Giáo và cộng đoàn nhiệt thành vẫn là những môi trường đặc biệt thuận lợi. Vì thế, các gia đình, cộng đoàn và người trẻ ở nơi trọng tâm các sáng kiến rao giảng Tin Mừng, mặc dù có một bối cảnh văn hóa và xã hội đang chị uảnh hưởng của trào lưu duy tương đối và duy lạc thú".
Sau cùng, Ðức Thánh Cha đề cao vai trò của ngành giáo dục Công Giáo, các Ðại học và các trường Công Giáo như những nơi thích hợp để thực thi công cuộc tai truyền giảng Tin Mừng, góp phần làm cho xã hội con người được triển nở và mang lại câu trả lời tốt đẹp nhất cho các thách đố đủ loại đang được đề ra cho mọi người vào đầu Ngàn Năm thứ Ba này". (SD 30-11-2012)

G. Trần Ðức Anh, OP
(Radio Vatican)