12 tháng 12, 2015

Ghi nhận mục vụ sống năm thánh Lòng Thương Xót



·         Mở cửa năm thánh
Ngày 08/12/2015, lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Tại Vatican, ĐGH chính thức cử hành nghi thức “mở cửa năm thánh”
Ngày 13/12/2015, Chúa Nhật 3 mùa vọng, các giáo phận địa phương cử hành nghi thức khai mạc năm thánh .
Ngày 20-11-2016, lễ Chúa Kitô Vua, kết thúc năm thánh

·         Logo – biểu tượng năm thánh
Biểu tượng năm thánh là tác phẩm của 1 linh mục dòng Tên, Marko I. Rupnik, mang nhiều ý nghĩa thần học :
  •    Sống theo gương Cha, đấng không xét xử nhưng yêu thương, đày lòng bao dung tha thứ (Lc 6,37-38)
  •  Hình đức Giêsu, Con Thiên Chúa, tay chân mang các dấu đinh, vác trên vai con người lạc loài trở về, là hình ảnh thân thương lâu đời trong Giáo Hội, diễn tả đức Giêsu thực hiện màu nhiệm Nhập Thế cứu chuộc con người.

  •  Người chăn chiên nhân lành tác động và thay đổi con người tận đáy lòng, với lòng thương xót vô bờ, mắt đức Giêsu hòa chung vơi mắt con người : Ngài nhìn với con mắt loài người, loài người từ nay biết nhìn với ánh mắt Thiên Chúa .  
  • Mỗi người nhờ đó nhận đức Kitô, Ađam mới, tương lai mới cho nhân loại : chiêm ngưỡng ánh mắt yêu thương của Chúa Cha.
  • Hình ảnh được lồng vào khung bầu dục, là cách thể hiện tinh tế thời Trung Cổ về sự hiệp nhất của 2 bản tính nơi đức Giêsu : bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người.
  • Ba hình bầu dục đồng tâm, màu càng sáng khi ra bên ngoài, gợi lên ý tưởng đức Giêsu mang con người ra khỏi bóng đêm tội lỗi và sự chết.
  •   Phía trong, sâu hơn là màu tối, thể hiện tình yêu Chúa Cha bao la không thể hiểu thấu.
   Tóm lược tông sắc “Dung mạo lòng thương xót”
        
          Có 25 số, trình bày gồm 3 phần :
  1. Phần 1 trình bày màu nhiệm lòng thương xót nơi Ba Ngôi Thiên Chúa trong đó: Đức Giêsu là gương mặt lòng thương xót của Chúa Cha. 
  2.  Phần 2  Hướng dẫn mục vụ :
o   Khai mạc năm thánh tại Rôma và đồng thời với các nhà thờ chính tòa các giáo phận.
o   Theo tinh thần công đồng Vaticanô 2 (kỷ niệm 50 năm), đưa Giáo Hội thoát khỏi bức tường khép kín. Các tín hữu sống tinh thần và thể thực thi lòng thương xót.
o   ĐGH gởi các thừa sai lòng thương xót đi các nơi  trong mùa chay năm thánh, với quyền tháo gỡ, hòa giải của tông tòa. ĐGH kêu gọi các giáo xứ cũng gởi các thừa sai đến với muôn dân, loan báo Tin Mừng và hòa giải.

        3.   Phần ba mời gọi Giáo Hội thể hiện gương mặt khả tín lòng thương xót qua hành động cụ thể : xây dựng tình hiệp thông với các tôn giáo, với mọi người, nhưng chống lại các hình thức tham nhũng, bất công, tội ác có tổ chức.

Hiểu thế nào về “Lòng Thương xót”?
§    Dịch từ chữ latin “Misericordes” gồm 2 từ ghép lại : miser = người nghèo và cordia = trái tim, à diễn tả lòng thương người.khốn khổ, bất hạnh, sẵn lòng tha thứ người tội lỗi.
§    Tiếng do thái  rah'amim (רחמים) [số nhiều] = bụng mẹ, tấm lòng, lòng thương cảm (Jr 31,20) xuất phát tận đáy lòng.
§    Tiếng việt, có thể hiểu qua 2 từ ghép : thương yêu và thương xót, xót xa.
§    Thiên Chúa là tình yêu. Thương yêu mọi người là nhân đức mọi tín hữu cần sống mỗi ngày. Còn thương xót là hướng về kẻ tội lỗi, xấu xa, với tâm tình tha thứ, hòa giải.
§    Nói Thiên Chúa giàu lòng thương xót, tha hết mọi tội, không có nghĩa là cào bằng người công chính và kẻ tội lỗi. Đừng quên Thiên Chúa là Đấng công bình, xét xử công minh. Người gian ác vẫn bị phạt vàp hỏa ngục (như kinh tin kính dạy). Thiên Chúa như người cha luôn hướng về đứa con hoang đàng, tội lỗi, không lên án nó vì mong ngày nó hối lỗi trở về đường ngay.
§    Lòng thương xót nơi Đức Giêsu nhập thế, là gương mặt hữu hình của Thiên Chúa vô hình. Lòng thương xót là cầu nối con người với Thiên Chúa
  
Thực hành lòng Chúa Thương Xót trong Gíao Hội 

 Lòng thương xót bắt nguồn từ Kinh Thánh và được thể hiện trong các dòng tu và Giáo Hội từ rất xa xưabằng hành động thiết thực. Các thói quen đó được viết thành kinh (để dạy giáo lý) và nhiều nhà thờ truyền thống còn đọc. Đó là kinh quen gọi là“Thương người có 14 mối (điều)
 
Thương xác 7 mối (Miséricorde corporelle) :
  1. Cho kẻ đói ăn
  2. Cho kẻ khát uống / Giữ nguồn nước chung cho sạch
  3. Cho kẻ rách rưới ăn mặc
  4. Viếng kẻ liệt (bịnh), kẻ khốn (khó)
  5. Cho khách đỗ nhà (đón tiếp lữ khách, kẻ hành hương (đền tội hay khấn xin) và những người có nhu cầu.)
  6. Chuộc kẻ làm tôi (Thời xưa là kiếm tiền chuộc các nô lệ. Hiện nay là : Cứu giúp kẻ bị nô lệ kiểu mới, chè ép bất công)
  7. Chôn xác kẻ chết (TK 13)
Thương linh hồn 7 mối (Miséricorde spirituelle)
  1. Lấy lời lành mà khuyên người
  2. Dạy bảo kẻ mê muội
  3. An ủi kẻ âu lo
  4. Răn bảo kẻ có tội
  5. Tha kẻ (khinh) dễ ta
  6. Nhịn kẻ (làm) mất lòng ta
  7. Cầu cho kẻ sống và kẻ chết / Biết chấp nhận những thiếu sót người khác.


Tham khảo :
1.      Thông điệp Dives in misericordia, ĐGH Gioan-Phaolô 2, 30/11/1980, Vatican,  https://fr.wikipedia.org/wiki/Dives_in_misericordia_(encyclique)

2.      Gợi ý mục vụ trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, HĐGMVN, có trên trang mạng: http://hdgmvietnam.org, 2015.
3.       Lòng thương xót của Chúa, Wikipedia,  https://fr.wikipedia.org/wiki/Misericorde_divine_(christianisme)
4.      Décription du logo, rev. I. Rupnik, 2015, tham khảo trên trang : http://www.iubilaeummisericordiae.va/content/gdm/fr/giubileo/logo.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét