Phân viện Cao Học Mục Vụ Giáo Lý (ISPC[1])
thuộc Học Viện Công Giáo Paris (ICP) cùng với Học viện Công Giáo Louvain tổ chức
hội thảo quốc tế tại Paris lần thứ 7 với chủ đề :
Sứ mạng của giáo lý
viên trong Giáo Hội.
Năm 2013, nhóm đại biểu ISPC[2] đã
đến Saigon , với sự hiện diện của phó TGM lúc đó là ĐC Bùi Văn Đọc, họ đã trao
đổi với nhóm cựu sinh viên ISPC – là các Lm tu sĩ các giáo phận Việt Nam từ 28
đến 30/10, tại trung tâm mục vụ Sàigòn. Cuối buổi gặp
gỡ, 2 quyết tâm chính được đưa ra :
gỡ, 2 quyết tâm chính được đưa ra :
·
Về phía VN : Thiết lập mạng liên lạc giữa các
thành viên để trao đổi nội dung và hướng đi cho
mục vụ giáo lý trong xã hội đầy biến động phức tạp hiện nay.
·
ISPC sẽ gởi nhóm đại biểu qua Việt Nam mỗi 2 năm
để trao đổi và cùng làm việc với nhóm VN. Tháng 2/2015 sẽ mời một đại diện của
VN qua Paris dự buổi thảo luận quốc tế lần thứ VII về đào tạo giáo lý viên.
Cuối năm 2014, giấy mời của ISPC đã gởi qua VN, đúng như họ đã cam kết trong
buổi trao đổi năm 2013. Còn cam kết của nhóm Việt Nam, thành lập mạng lưới trao
đổi các “đấng bậc” các giáo phận, thì vẫn chưa ra đời (!) Và tôi đã được chọn
làm đại biểu “bất đắc dĩ” cho nhóm VN đến tham dự hội thảo quốc tế này.
Đến Paris – sau vụ khủng bố tòa báo vẽ tranh châm biếm – lính rằn ri, áo
giáp ôm súng có mặt các nơi công cộng : phi trường, tàu điện ngầm (Metro), các cổng
trường đại học. Xuất trình giấy mời mới vào ICP và lên văn phòng ISPC. Joël MOLINARIO
chào mừng bắt tay và hẹn một buổi nói chuyện nhiều hơn tại quán ăn gần ICP. Tới
ngày hẹn, có cả Denis VILLEPELET,
nguyên trưởng khoa ISPC, François MOOG
không đến được. Buổi nói chuyện bắt đầu với những vấn đề đặt ra cho MVGL
hôm nay, khi thế giới phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp, không còn nằm
giới hạn trong một nước. ISPC đã liên kết với nhiều viện thần học các quốc gia
để cùng nhau làm việc trong những năm gần đây và đóng góp nhiều trong công cuộc
đổi mới Giáo Hội nói chung và tại Pháp nói riêng. Vatican, trong một buổi gặp,
đã thấy đó là việc làm thiết thực, và khuyến khích ISPC mở rộng hơn nữa lãnh vực
hợp tác hoạt động nghiên cứu của mình. Đó là lý do ISPC tổ chức mở rộng hội thảo
lên tầm mức quốc tế về MVGL những năm gần đây. Cũng cần nói thêm là hiện nay,
ISPC nhiều lần được HĐGM Pháp mời đến nói chuyện trước buổi họp thường kỳ.
Dr. Joël MORLET năm
nay – 2015 – về hưu và thôi luôn hai chức vụ nói trên. Tôi liên hệ hẹn ngày đến
thăm ngài và chào giám mục, ĐC Gilbert Louis, năm nay sẽ về hưu. Mấy năm trước
đây, cả hai vị lần lượt đến thăm giáo xứ xa xôi của tôi. Khuôn viên TGM nhỏ, tất
cả sinh hoạt tập trung trong hai tòa nhà, chủ yếu là TGM nhiều tầng : từ phòng
ngủ GM, phòng họp của ban cố vấn đến phòng họp các linh mục giáo phận, văn
phòng làm việc của các ban ngành.
Tôi xin đi thăm các văn phòng làm việc của TGM. Dr. Joël vui vẻ đưa tôi
đi giới thiệu với các nhân việc TGM, từ bà gác cửa, tiếp tân đến thư viện,
phòng truyền thông, nhân sự các ban ngành.
Nhân sự ban giáo lý TGM lên chương trình làm việc theo yêu cầu Gm và liên
hệ với các giáo xứ, tổ chức các buổi đào tạo, học tập cho giáo lý viên, thường
là tập trung dạy theo nhóm giáo xứ, tùy yêu cầu từng nơi, cũng như báo cáo định
kỳ cho Gm và viết bài cho truyền thông, radio giáo phận. Tài liệu dạy giáo lý
và dụng cụ giảng dạy – hai bộ được chọn – có sẵn trong thư viện TGM. Mỗi năm họ
cùng tổ chức chung một đợt hành hương cho các giới : đi bộ nếu ở gần, hoặc đi xe
đến nơi tập trung rồi đi bộ đến một nhà thờ hay đài Đức Mẹ trong giáo phận.
Điều đáng lưu ý là hầu hết các nhân sự phụ trách trong ban giáo lý đều do
giáo dân đảm nhiệm, dưới sự chỉ đạo của linh mục phụ trách, chính là cha Joël.
Các nhân sự làm việc trong TGM được trả lương[3],
có chuyên môn và anh phụ trách Internet truyền thông là người ngoại đạo !
Sau một vòng đi thăm và trao đổi, tôi hỏi cha Joël,
một câu hỏi có lẽ hơi thừa :
·
TGM lấy kinh phí ở đâu để trang trải cho các hoạt
động này ?
·
Từ các giáo xứ và ân nhân quyên đóng góp.
Trở lại Paris, chuẩn bị cho buổi Hội thảo lần 7, tôi được biết mùa hè
2013, ICP đã tổ chức phiên họp chuyên đề (session) về “Đào tạo giáo lý viên”, nhiều câu hỏi đặt ra về chỗ đứng, vai trò và
sứ mệnh của giáo lý viên hôm nay. Chủ đề Hội thảo lần 7 sẽ là nối tiếp suy tư
và mở rộng tầm nhìn ra các nước. Xoay quanh chủ đề của hội thảo, có nhiều sinh
hoạt đa dạng:
-
Phần trình bày của các giáo sư thần học nhiều quốc
gia, trong đó có đại diện Vatican, Gm Rino FISICHELLA, chủ tịch
UB LBTM,
-
Bàn tròn gồm 5 vị được mời từ 5 quốc gia, lên
trình bày tình huống cụ thể tại địa phương họ.
-
Phòng thực nghiệm (Ateliers) gồm 6 phòng, thực nghiệm
6 đề tài khác nhau:
-
Diễn đàn thần học (Forum) với 3 đề tài :
-
Phòng trưng bày, giới thiệu và bán các sách, tạp
chí liên quan đến chủ đề, cũng là nơi các hội viên đến giải lao, trao đổi
riêng.
Vì các phòng thực nghiệm, cũng như các diễn đàn thần học diễn ra cùng một
thời điểm nên hội viên chỉ có thể chọn một đề tài thực nghiệm và một diễn đàn.
Số người đăng ký từ các quốc gia dự hội thảo đầy hai giảng đường lớn. Một
giảng đường theo dõi với màn hình lớn. Một số người nói ở giảng đường có màn
hình thấy rõ hơn không khí chung của buổi thảo luận và có cái nhìn bao quát
hơn. Người đến từ Châu Phi, và Á thường là tu sĩ, linh mục, còn ở Châu Âu và
châu Mỹ Latin, chiếm đa số, thì ngược lại.
Sau 3 ngày hội thảo, các vị tham gia hướng dẫn, tố chức hội thảo, gặp thân
hữu riêng tại quán ăn trước khi giải tán. Điều ghi nhận lại nơi tôi là vai trò
giáo dân ngày càng tích cực và chủ động hơn trong công tác mục vụ giáo lý các
nước.
[1]
Institut Supérieur de Pastorale Catachétique
[2]
Thành phần đoàn gồm : Fr. MOOG, khoa trưởng, Joël MOLINARIO, phó khoa (hiện là
trưởng khoa ISPC), và 2 giáo sư : Dr. Joël MORLET, nguyên phó khoa và là cha tổng
đại diện giáo phận Châlons-en-Champagne và bà Véronique de Thuy-Croizé, chuyên
gia về phân tâm học.
[3]
Tại Pháp, các giáo lý viên dạy lưa tuổi học sinh đều có bằng sư phạm và được
chính phủ trả lương như giáo viên dạy môn đạo đức cho học sinh. Học sinh có quyền
chọn học tại giáo xứ, ngày thứ tư, tạo trường hay một cơ sở tôn giáo khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét