Annuntio vobis gaudium magnum : Habemus Papam
Chúng tôi loan báo một tin vui cho các bạn: Chúng ta đã có Đức Giáo Hoàng.
Đức
Giáo hoàng mới vừa được bầu ở lần bỏ phiếu thứ 5 của Mật Viện Hồng Y. Ngài chọn
tước hiệu là Phanxicô. Đó là Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, người Achentina.
- Đức Tân Đức Giáo Hoàng Phanxicô sinh ngày 17/12/1936 tại Buenos-Aires, Achentina. Ngài là Giáo hoàng đầu tiên đến từ Nam Mỹ : sau hơn 1000 năm, một vị Giáo hoàng ngoài châu Âu. Công Giáo Nam Mỹ, một nước đang phát triển. Trong số 1,2 tỷ tín đồ Công Giáo trên toàn thế giới hiện nay,
- Nam Mỹ có 300 triệu người, tương đương 27.8%, giáo dân chiếm 80.66% trong tổng số 371 triệu dân. Đây là con số lớn nhất so với các châu lục khác.
- Âu Châu đứng thứ nhì với 284 triệu giáo dân, nhưng chỉ là 37.85% trong tổng dân số 750 triệu.
-
11/3/1958 sau khi tốt nghiệp thạc sĩ hóa học, ngài vào dòng Tên, nên là vị Giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên. Dòng Tên đã có những vị thừa sai đến Châu Á, Trung Hoa với cha Matêo Ricci, Việt Nam với cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes), là những vị đã đưa Tin Mừng hội nhập vào nền văn hóa bản địa.
- Khi vừa được bàu chọn, trong Nguyện đường Sistine, ĐHY Hummes, người , đã ôm mừng và nói nhỏ với ngài: “Đừng quên người cùng khổ, Thánh Phanxicô bảo như vậy đó.” Đó là thánh Phanxicô thành Assisi, Con người của hòa bình, vị Thánh cống hiến cả đời mình cho người nghèo, dấn thân làm thừa sai chăm sóc tạo vật của Thiên Chúa.
- Trong thánh lễ đầu tiên, tân Giáo hoàng Phanxicô nói: “… nếu anh em không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, thì có điều gì sai? Chúng ta sẽ trở thành một cơ quan hỗ trợ cho tổ chức phi chính phủ (NGO), chứ không phải Hội Thánh […].Khi anh em không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, anh em tuyên xưng tính trần tục của ma quỷ, như lời của Léon Bloy: ‘Ai không cầu nguyện cùng Thiên Chúa, là cầu nguyện với quỷ dữ’[…] Khi chúng ta đi mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thánh Giá, và khi chúng ta tuyên xưng Đức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa: chúng ta thuộc về thế gian, chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa.”
So với các vị tiền nhiệm, ĐGH
Phanxicô có lẽ
- khác xa với ĐGH Gioan-Phaolô II, với câu nói danh tiếng: “ Đừng sợ”, ĐGH đã ra khỏi Vatican, đến đối thoại với các nước bất đồng chính kiến, thậm chí là thù địch, hô hào xây dựng nền văn minh tình thương . Vatican từ quan hệ ngoại giao với 84 nước, trong thời ngài, đã tăng lên 174 (hiện nay Vatican có quan hệ với 179-180 quốc gia). Có thể nói ĐGH Gioan-Phaolô II là con người của truyền thông, của giới chính trị.
- Không giống với ĐGH Bênêdictô, trầm lặng hơn với những nguyên tắc thần học, đối thoại với các tôn giáo và tố cáo thế giới hiện tại với lối sống thiếu gía trị đạo đức.
- ĐGH Phanxicô - với những gì thể hiện – có lẽ sẽ đi một con đường dung hòa hơn so với 2 vị tiền nhiệm. Với lời kêu gọi tôn trọng môi trường sống, với đường hướng đến với người nghèo, bé nhỏ, với linh đạo của dòng Tên, ĐGH Phanxicô sẽ gần gũi với các quốc gia đang phát triển hơn. Theo hướng đó ĐGH sẽ không lên truyền thông rậm rộ như ĐGH Gioan-Phaolô II, như những chính trị gia đương thời, và sẽ cho các giáo hội địa phương rộng quyền ứng xử với tình huống, theo chủ trương Giáo Hội, một Giáo Hội đứng bên người nghèo, một Giáo Hội xây đắp tình người nhưng không quên sứ vụ Loan Báo Tin Mừng của đức Kitô. Và đừng quên " quyền lực chân chính là phục vụ"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét