4-5/12/2013,
BGL KT họp giáo tỉnh Huế.
Trong ngày
giáo lý giáo phận (Gp) Kontum -
7/08/2013 – qua những câu hỏi thăm dò của gần 700 giáo lý viên tham dự, đã
đưa tới nhận xét chung là giới trẻ hiện nay, càng lớn tuổi càng ít quan tâm tới việc học giáo lý, không hoặc ít tha
thiết với nếp sống đạo nơi người dân tộc cũng như người Kinh.
Nhận xét này có
vẻ như mâu thuẫn với con số tân tòng đặc trưng cho thành tựu loan báo Tin Mừng
(LBTM) trong Gp, được gọi là vùng truyền giáo,
vì có nhiều anh em dân tộc theo đạo trong thập niên này.
vì có nhiều anh em dân tộc theo đạo trong thập niên này.
Vì sao Giáo
lý không còn sức thu hút, là nền tảng đạo lý cho giới trẻ ?
Tương lai Giáo
Hội sẽ ra sao khi thiếu vắng giới trẻ ?
Phải chăng nhu cầu tôn giáo không còn cần thiết
cho con người hôm nay ?
Trong bối cảnh
kinh tế xã hội đang thay đổi mỗi ngày, cơ cấu gia đình, làng xóm, cộng
đoàn cũng biến đổi và trở nên phức tạp hơn. Sự thay đổi đó làm con người mất định
hướng, lương tâm tình người xuống cấp, gian dối phát triển dưới mọi hình thức, con
người cảm thấy bất an, lo lắng, sợ hãi nhiều chuyện vu vơ. Mặt khác, từ thành thị tới nông thôn, những
trung tâm hành hương, đình chùa, đền thờ phát triển mạnh và xã hội hóa thành nơi
du lịch tâm linh, tìm liên lạc với người khuất mặt qua các nhà ngoại cảm, lên đồng,
bói toán. Thiên hạ dễ tin vào một lời hứa mơ hồ. Những hiện tượng đó cho thấy con
người đang tìm đến những nguồn tâm linh khác nhau để đáp ứng nhu cầu giải thoát
họ khỏi bế tắc cuộc sống.
Niềm tin Công
Giáo như bị nhận chìm trong khung cảnh thế tục hóa, văn hóa tôn giáo đa chiều
phức tạp đó. Phải chăng Công Giáo chúng ta cũng có lúc bon chen tìm chỗ đứng
trong cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng tâm linh hôm nay ? Những thành tựu của
LBTM được đánh giá bằng con số khách hành hương, những công trình xây dựng nhà
thờ, trung tâm thánh mẫu ấn tượng, số tân tòng hằng năm.
HĐGM Châu Á họp
bàn về những thử thách cho việc LBTM tại Á Đông, chỉ đề cập tới vấn đề hội nhập
Tin Mừng vào văn hóa địa phương hơn là bối cảnh kinh tế chính trị xã hội. Trong
khi đó, đa số các quốc gia trong khối ASIAN theo đuổi một chính sách độc đoán chính trị - kinh tế, được gọi
là “những giá trị Á Đông”. Sự tăng
trưởng kinh tế nơi các quốc gia ASIAN – cho dù các quốc gia có nền kinh tế phát
triển ở châu Âu, châu Mỹ, rơi và cuộc khủng hoảng toàn cầu – như một lời khẳng
định cho những giá trị Á Đông đó. Chính sách độc đoán này đã kéo theo những bối cảnh kinh tế chính
trị xã hội đặc thù, trong đó có Việt Nam.
Trước bối cảnh
kinh tế chính trị xã hội phức tạp đó, những khó khăn thách thức nào cho việc tân LBTM tại địa phương ?
Chúng tôi muốn
đưa ra vài suy nghĩ về công tác giáo lý qua lăng kính xã hội, tức là đặt công
tác giáo lý vào bối cảnh kinh tế chính trị hiện nay, một vấn đề được coi là nhạy
cảm, ít người dám đề cập tới. Nhưng là một thực tại không thể tránh né trong công
tác mục vụ.
Và tôi xin
nói ngay niềm tin Công Giáo có những giá trị riêng, không thể chỉ căn cứ vào
góc nhìn xã hội. Phân tích xã hội cho ta 1 cách nhìn, 1 hướng suy tư để niềm
tin kitô giáo hội nhập tốt hơn vào sinh hoạt xã hội địa phương.
Quyền lực là gì ? Quyền lực nào được sử dụng trong công tác giáo lý?
Nói tới xã hội là
đề cập tới 1 cách nào đó đến quyền lực. Quyền lực được định nghĩa ở đây như là
: khả năng gây ảnh hưởng lên làm người
khác vâng phục, làm theo mục đích mình đề ra. Có nhiều cách thực hiện.
Các nguồn quyền lực[1] :
Để
giải quyết khủng hoảng ở Syria :
- Mỹ & Pháp định tấn công, đe dọa bằng quân sự, họ là dùng quyền lực cứng để buộc chính phủ Syria từ bỏ vũ khí hóa học.
- Nga bênh vực cho Syria vì họ bán vũ khí hóa học và nhiều thứ khác : họ dùng quyền lợi kinh tế.
- Khi ĐGH Phanxicô kêu gọi mọi người 1 ngày canh thức cầu nguyện cho Syria, để các bên đã ngồi lại thảo luận…. ĐGH đã sử dụng quyền lực mềm để đạt được điều mình mong muốn là hòa bình: các quốc gia cùng đối thoại .
Đó là ví dụ về
những nguồn quyền lực chính, theo đó :
1)
Quyền lực cứng là :
a.
Quyền lực ép buộc, đe dọa, kỷ luật, thực hiện
qua cơ cấu, vũ lực (như quân đội, vũ khí), địa vị lãnh đạo. Trong tôn giáo (công giáo) là
luật cấm, tội trọng, bị vạ. Quyền lực trấn áp này được tượng trưng bằng cây gậy.
b.
Sức mạnh kinh tế, vật chất : dùng tiền bạc, mua chuộc (như tăng lương, thăng cấp,
hối lộ); hoặc ban ơn (bí
tích), xây cơ sở vật chất, kiến thức, sinh hoạt (trong đạo), được tượng trưng bằng củ cà rốt.
Trong chiến tranh VN, TT Nixon đưa
ra chiến lược : cây gậy và củ cà rốt – vừa
dùng sức mạnh quân sự trấn áp, đe dọa, vừa dùng viện trợ kinh tế, cứu trợ - để
bắt người khác đi theo mục đích đã đề ra. Hình ảnh tượng trưng là con thỏ, mỗi lần không làm theo yêu cầu sẽ bị "ăn gậy", sợ phải nghe theo. Mặt khác thỏ cũng được cho ăn cà rốt, là thức ăn thỏ rất thích. Nếu vâng lời sẽ được ăn cà rốt, ngược lại là ..."ăn gậy". Khi
biết sợ cây gậy, chỉ cần mang cà rốt ra, thỏ sẽ phải lựa chọn con đường có … củ cà rốt! Nói cách khác, sau khi phô trương sức mạnh quân sự, Mỹ chỉ cần dùng
sức mạnh kinh tế để bắt con thỏ đi theo mưu đồ chiến lược của mình[2].
2)
Quyền lực
mềm là khả năng đạt được những
gì mình muốn bằng cách tác động tới hệ thống giá trị của người khác, làm thay đổi
cách suy nghĩ của người khác, và qua đó khiến người khác mong muốn chính điều
mà mình mong muốn. Quyền lực
mềm, thực hiện thông qua sự hấp dẫn và
thuyết phục. Các quốc gia dùng nhiều cách dạy miễn phí ngôn ngữ mình, giới thiệu những đại học danh tiếng, điều hay, cái đẹp trên đất nước mình trên khắp năm châu là một hình thức phát triển quyền lực mềm của đất nước.
Thực tế đã chứng minh: quyền lực nào cũng có những bất cập riêng, không luôn mang lại kết quả mong muốn. Từ đó xuất hiện khái niệm quyền lực thông minh.
3) Quyền lực thông minh là chủ trương phối hợp các nhóm quyền lực trên, do Suzanne Nossel và Joseph Nye đề ra khỏang năm 2004 [3]. Tùy theo bối cảnh cụ thể, đối tượng và mục đích nhắm đến để sử dụng ưu tiên loại quyền lực nào.
Theo cách phân
tích về quyền lực xã hội trên, thì Giáo Hội cũng có cơ cấu, sử dụng “quyền lực
cứng” qua quyền ban ơn, cử hành bí tích và cả phạt vạ … hoặc dùng sức mạnh kinh
tế qua công tác xã hội, Caritas, thực hiện dự án giúp người nghèo.
Và theo đó, thì công tác giáo lý, gắn liền với sứ vụ LBTM, là
khả năng tác động đến người khác, làm họ hoán cải, thay đổi cách sống cũ, để sống
& tin theo những thang giá trị, hay là văn hóa của Tin Mừng,
xây dựng một cộng đoàn hiệp thông trên nền tảng Lời Chúa.
Khi có 2 mức thang giá trị khác, 2 văn hóa của Tin Mừng & của xã hội khác nhau, thậm chí xung khắc nhau thì quyền lực, xét như là khả năng chi phối, thuyết phục người khác (giáo lý) – quyền lực chính trị (xã hội) - sẽ ít nhiều dẫn đến va chạm, xung đột giữa tôn giáo và chính quyền ! Trong bối cảnh chính trị xã hội phức tạp này, câu hỏi đặt ra là:
Vai trò của
giáo lý viên là gì ?
Thách đố nào
cho vị mục tử ?
Chúng tôi đặt 3 câu hỏi cho giáo lý viên: phải làm gì, điều gì cần trong
công tác giáo lý ?
Qua các bảng thăm dò giáo lý viên:
- · Khuynh hướng thiên về sử dụng quyền lực cứng (màu tím trên biểu đồ) dưới nhiều hình thức rất rõ nét.
- ·Quyền lực mềm tiêu cực, thách đố giáo lý viên nhiều, thậm chí giáo lý viên coi thường hay bỏ qua như học ngôn ngữ địa phương, trình bày theo văn hóa bản địa.
- Quyền lực mềm tích cực được sử dụng (màu xanh lục) chiếm tỷ lệ rất thấp, hoặc có thì bị che khuất bởi những sự kiện tiêu cực, bởi quyền lực cứng.
- Phải chăng đó là lý do thanh thiếu niên hiện nay không tha thiết học giáo lý, không quan tâm đến niềm tin, như nhận xét của đa số giáo lý viên ?
Khi giáo lý viên và/hay vị mục tử thường dùng đến
quyền lực cứng, dễ đưa tới giữ đạo hình thức bề ngoài, trẻ em dễ nói dối, giả vờ theo thôi.
ĐGH trong tông
huấn “Niềm vui của Tin Mừng” mới đây
nói đó là khuynh hướng của “một chế độ giáo sĩ trị quá đáng” làm
Giáo Hội không phát triền được!
Với thời đại
truyền thông Internet, phản biện, thông tin đa chiều, quyền lực cứng sẽ dần dà
không còn tầm ảnh hưởng sâu rộng trong dân, nhất là không thích ứng với văn
hóa, xã hội địa phương.
ĐGH mời gọi : Để
LBTM hôm nay cần vượt ra ngoài khuôn khổ cũ. Phải chăng là cần khởi sự sử dụng
“quyền lực mềm” để trình bày, mang Tin Mừng đến với cả tâm tình, tức là đồng
hành.
Chúng ta không là kitô hữu khi chịu phép rửa, mà trở thành kitô hữu trong
suốt cả đời (Tertullien). Để trở thành môn đệ Chúa và sống chứng nhân cho Chúa,
tức là đáp ứng với sứ vụ truyền giáo, chúng ta dựa trên 5 cột trụ chính : cầu
nguyện, phục vụ, đời sống huynh đệ, thăng tiến tâm linh và truyền
giáo. Kinh nghiệm của các cộng đoàn nhỏ, cùng hiệp thông đến và lắng nghe những
người nghèo, chia sẻ khó khăn trong giáo xứ, trong xã hội đã được đón nhận tích cực. Đó là tóm gọn đường
hướng đồng hành của gia đình Cùng Theo Chúa.
Bối cảnh kinh
tế chính trị xã hội biến đổi phức tạp, không thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo.
Nhưng vẫn có những dự tòng, có những người đáp lại tiếng Chúa kêu mời, thì Ánh sáng Tin Mừng đã bừng lên trong bóng đêm thế gian. Con số tân tòng đó phần
nào minh chứng cho thấy Lời Chúa đã vang lên ở nơi mà con người cho là bế tắc.
Đức Kitô đang hiện diện nơi những khủng hoảng, đổ vỡ của xã hội, nơi mà những
phương cách cố hữu loan báo Tin Mừng không thể thực hiện. Đó cũng là lời mời gọi
các vị mục tử, các giáo lý viên hãy đến và sống như lòng Chúa mong ước.
Đó là những bước
lần mò tìm kiếm đổi mới không ngừng (discernement) về mọi mặt, sao cho gương mặt
đức Giêsu ngày càng thể hiện rõ nét trong cuộc sống tín hữu, nhất là các tân
tòng trong xã hội bản địa. Những bước đi trải nghiệm đó sẽ góp phần tạo nên khuôn
mặt “đa dạng”, phong phú của Hội Thánh địa phương.
Trên thực tế,
nỗ lực trình bày gương mặt hấp dẫn và thuyết phục của Tin Mừng thường va chạm với
lá chắn của “quyền lực” địa phương. Khi dùng quyền lực cứng để phủ nhận tính
chính danh của cộng đoàn, của vị mục tử đức Kitô, để giới hạn hay loại trừ những
cơ sở vật chất tôn giáo, là gián tiếp loại bỏ sự hiện diện của cộng đoàn và tầm ảnh hưởng của
tôn giáo đó, là tấn công vào quyền lực mềm của tôn giáo đó.
Nói cách khác
đó là cuộc tranh chấp về mức độ tín nhiệm của vị mục tử, độ tín nhiệm vào giá
trị của Tin Mừng trong cộng đoàn, xã hội địa phương. Để triệt hạ tính chính
danh đó, vấn đề thường gặp là:
Giá trị của
tôn giáo có được những vị đại diện xã hội pr địa phương công nhận không ?
Các sinh hoạt tôn giáo có đi đúng theo luật
hiện hành không ?
Đặt câu hỏi đó tức là đã trả lời! LBTM khi đó sẽ được thể hiện bằng :
- ·Sự hiện diện của vị mục tử cùng cộng đoàn những lúc khó khăn,
- ·đồng hành với cộng đoàn khi phải qua những bóng đêm trần gian
Đến với dự tòng, với học viên, vị mục tử và giáo lý viên nói
cho họ biết : chúng ta có một câu truyện lịch sử hay & đẹp để kể , chúng ta
có đức Giêsu bị đóng đinh và đã Phục Sinh để trình bày. Niềm vui khi nói về Tin
Mừng, khi kể về đức Giêsu Phục Sinh đang hiện diện hôm nay, để cùng nhau cảm
nghiệm, trong mọi hoàn cảnh, Thiên Chúa vẫn
sẵn sàng ban tặng cho con người một con đường sống.
Kết :
Đó là quyền lực mềm mà giáo lý viên và vị mục tử cần suy nghĩ, sáng tạo để
cùng đi với đức Kitô, mang niềm vui Tin Mừng
đến cho những ai đang mong chờ.
Những thay đổi trái chiều, khủng hoảng xã hội là
một thử thách lớn cho Kitô giáo. Nhưng cũng là cơ may để loan báo Tin Mừng, để
cảm nhận bối cảnh xung quanh theo cách nhìn của Chúa, cùng nhau xây dựng sự hiệp
thông và khám phá ra gương mặt đa dạng, hiền lành, đầy lòng thương xót của đức
Giêsu ở những nơi, những lúc ta không ngờ.
[1]
Quyền lực mềm (tiếng Anh: Soft Power) là một
khái niệm do giáo sư người Mỹ Joseph
Samuel Nye, Jr. ở đại học Harvard đưa ra lần đầu tiên trong một quyển sách
phát hành năm 1990, Bound to Lead: The Changing Nature of
American Power. Ông giải thích rõ hơn về khái niệm này trong quyển sách
phát hành năm 2004, Soft Power: The Means to Success in World Politics.
Thuật ngữ này hiện được các nhà phân tích và chính trị gia sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét